Hướng Dẫn: Thủ Tục Chuyển Đồ Vào Nhà Mới Chi Tiết Từ A
Trước hết, bạn cần lưu ý những điều cần kiêng kỵ khi về nhà mới. Xem bài viết:
Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở hiện tại. Bắt đầu từ phòng ngủ. Tiếp theo là đến phòng khách, nhà tắm. Cuối cùng sẽ là bếp nấu, ban công, hàng lang, nhà kho... Sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp. Lau chùi sạch sẽ các món đồ cần dùng. Những thứ không cần dùng đến hoặc không muốn mang vào nhà mới mà vẫn có giá trị, bạn có thể thanh lý bớt.
Chuẩn bị: thùng carton, băng dính, thùng xốp, tấm lót, bút dạ, dây buộc... Hãy đóng gói đồ đạc vào thùng carton, dán mảnh giấy hoặc ghi tên đồ dùng cũng như vị trí sẽ đặt ở nhà mới. Tiết kiệm thời gian trong việc sắp xếp.
Khi đưa đồ vào nhà mới, bạn chỉ cần đặt những thùng carton đó vào vị trí định trước. Không bị rối rắm và bừa bãi.
Nếu ở nhà cũ của bạn đã có bàn thờ tổ tiên thì đương nhiên khi chuyển đồ vào nhà mới, bạn cũng phải chuyển đồ thờ cúng về. Nhưng trước tiên phải làm lễ xin hạ bàn thờ. Nó như một hình thức để báo cáo và đưa tổ tiên về nơi ở mới.
Gia chủ sắm lễ đơn giản, đặt lên bàn thờ và khấn:
Sau khi nén nhang thắp lên bàn thờ tàn đi, gia chủ mới bái tạ và hạ đồ đạc mang đi. Nếu không muốn mang bàn thờ về nhà nhà mới? Gia chủ đẹp ra bãi đất trống, đốt cháy thành tro. Đem tro đó về chôn dưới gốc cây.
Đầu tiên, lau chùi và đóng gói các đồ dùng bày biện trên bàn thờ vào thùng carton cẩn thận. Bạn nên lót thêm vải mềm hoặc xốp nổ bên dưới đáy. Những món đồ dễ vỡ cũng nên bọc lại bằng xốp nổ. Đừng để bị vỡ mà mất lộc.
Nếu gia chủ không muốn mang theo bát hương từ nhà cũ sang nhà mới? Vậy thì có thể thả trôi sống hoặc mang gửi lên chùa. Gia chủ cũng có thể đập vỡ vụn nhỏ rồi đặt chôn dưới gốc cây.
Nếu trong nhà có bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, gia chủ cũng sắm lễ ngũ quả đơn giản và thắp nhang xin phép thần. Các bước dọn dẹp tiến hành tương tự như với bàn thờ Tổ Tiên.
Chuyển đồ đến nhà thuê như thế nào cho đúng? Nếu gia đình bạn thuê nhà để ở hoặc ở kết hợp kinh doanh, tiền hành chuyền đồ theo thủ tục sau:
- Dọn dẹp, đóng gói đồ dùng cần thiết như các bước đã hướng dẫn ở trên.
- Về nhà thuê có mang theo bàn thờ tổ tiên không? Thường thì sẽ chỉ cần mang theo di ảnh (nếu có) và chân hương. Bàn thờ sẽ không mang theo hoặc thiêu cháy và thả trôi sông. Nếu có bàn thờ thần tài thì sẽ mang theo sang nhà mới để giữ lại may mắn, vận tài ở nhà cũ. Nhưng không cầm theo đồ dùng bày biện mà sẽ sắm lại mới.
Thường thì sau khi làm lễ nhập trạch báo cáo thần linh, thổ địa, ta sẽ tiến hành chuyển đồ đạc về nhà mới luôn. Tuy nhiên do chưa sắp xếp được thời gian hoặc có lý do nào đó bạn phải chuyển về trước khi được ngày đẹp. Vậy có thể chuyển đồ về nhà mới trước khi làm lễ nhập trạch không? Có sợ bị thần linh, tổ tiên quở trách hay không?
Trường hợp gia đình bạn bận công việc chưa sắp xếp được thời gian, bạn có thể thu xếp ngày cuối tuần để chuyển đồ về nhà mới trước khi làm lễ nhập trạch. Theo các chuyên gia phong thủy, chỉ cần lưu ý kiêng kị một chút trong quá trình chuyển đồ sẽ không sợ làm phật ý thần linh.
- Chuyển đồ nhanh chóng, không gây ồn ào, ầm ỹ, đùa nghịch to tiếng. Chuyển nhanh và rời khỏi đó thật sớm.
- Dọn đồ xong không nên ngủ lại ở nhà mới khi chưa nhập trạch.
- Để nguyên đồ đạc trong hộp, không mang ra sử dụng.
- Không nên mang theo đồ phong thủy vào nhà mới như bát hương, bàn thờ, bếp lửa, chiếu, gạo... Những đồ dùng này chỉ mang vào nhà mới sau khi đã làm lễ nhập trạch.
Dọn về nhà mới lấy ngày trong trường hợp bạn đã chọn được ngành lành tháng tốt để nhập trạch, nhưng vì quá bận rộn chưa thể sắp xếp thời gian chuyển đồ. Lúc này, bạn sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch như bình thường. Sau đó, mang những vật dụng tượng trưng cần thiết vào nhà mới để lấy ngày. Nghi lễ xong xuôi, coi như bạn đã hoàn thành thủ tục chuyển đồ về nhà mới.
Sau đó khi có thời gian rảnh (hoặc vào cuối tuần), gia đình bạn chỉ cần đóng gói đồ dùng vào thùng carton để chuyển đi như bình thường.
Nhập trạch và dọn đồ về nhà mới lấy ngày là phương án được nhiều người chọn. Vì họ không phải vội vàng. Và cũng tránh sai sót không cần thiết, mạo phạm tổ tiên, thổ công thổ địa trong ngày nhập trạch.
- Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch như bình thường. Vẫn không thể thiếu các món đồ cơ bản cần đem vào nhà mới như: chiếu, bếp lửa, muối, gạo, chổi mới...
- Xin chuyển bàn thờ gia tiên và bốc bát hương.
- Đến nhà mới, chủ nhà đốt một lò than giữa lối đi vào và cầm bát hương bước qua.
- Các thành viên khác cũng cầm lần lượt bếp, chiếu, gạo... đi vào. Không ai được vào nhà bằng tay không.
- Mở hết cửa, bật đèn điện, dọn mâm cúng lên bàn thờ gia tiên mới hoặc bàn cúng nhập trạch đã chuẩn bị. Tiến hành các bước cúng nhập trạch như bình thường.
Sau khi làm lễ nhập trạch và dọn độ vào nhà mới lấy ngày, ngay cả khi chưa ở thì đó đã chính thức là ngôi nhà của gia đình bạn. Vì thế đêm đầu tiên nên ngủ lại 1 tối tại nhà mới. Hãy thường xuyên lui tới thăm nom, dọn dẹp để thần linh và tổ tiên biết bạn luôn có mặt ở ngôi nhà.
Công việc chuyển đồ về nhà mới nên xong sớm trước 15h. Không nên dây dưa đến tối hoặc sang nhiều ngày. Nó có thể làm ảnh hưởng đến vận khí của chủ nhà.
Cần lưu ý, ngày chuyển đồ vào nhà mới không phải là ngày tân gia. Vì thế, gia chủ không nên mời bạn bè, khách khứa đến tổ chức tiệc tùng trong nhà mới. Nếu làm tân gia, chọn ngày khác.
Phụ nữ mang thai không nên tham gia chuyển đồ về nhà mới. Thứ nhất, việc bê vác đi lại nặng nhọc, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Quan niệm của một số vùng miền cho rằng phụ nữ mang thai khi chuyển đồ có thể làm ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà.
Nếu trong nhà có người tuổi Dần cũng không nên tham gia dọn dẹp, chuyển đồ đạc về nhà mới. Bởi vì nó giống như "rước hổ vào nhà", không may mắn,
Không nên ngủ trưa tại căn nhà mới, ngay cả khi công việc dọn dẹp khiến bạn mệt mỏi.
- Xông nhà bằng thảo mộc thơm hoặc bồ kết để xua đi chướng khí.
- Bật đèn sáng liên tục trong 3 ngày 3 đêm để tăng sinh khí cho ngôi nhà
Chuyển đồ vào nhà mới xây xong hoặc mới mua cũng được xem là một thủ tục quan trọng. Vừa tác động đến thói quen sinh hoạt, vừa là các yếu tố tâm linh, phong thủy, tài lộc. Vì thế mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, bạn không nên chủ quan ở công đoạn này.