Chứng Từ Thanh Toán Trong Thương Mại Quốc Tế

Bất cứ việc mua bán hàng hóa, đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong thanh toán quốc tế chứng từ thanh toán phù hợp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, hạn chế tối đa rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng với đối tác nước ngoài.

Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người bán ký phát để đòi tiền người mua. Hối phiếu có các đặc trưng sau:

- Tính bắt buộc

- Tính lưu thông

- Tính trừu tượng

Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các loại hối phiếu sau:

- Hối phiều thương mại; Hối phiếu ngân hàng

- Hối phiếu trơn; Hối phiếu kèm chứng từ

- Hối phiếu đích danh; Hối phiếu theo lệnh

- Hối phiếu trả ngay; Hối phiếu trả kỳ hạn

- Hối phiếu nhờ thu; Hối phiếu tín dụng chứng từ

2.Các chứng từ thanh toán về hàng hóa

Hóa đơn thương mại là chứng từ trung tâm của bộ chứng từ thanh toán và được lập thành nhiều bản gốc và được dùng vào các mục đích khác nhau. Hóa đơn thương mại có thể là hóa đơn tạm tính (Provisional invoice), hóa đơn chính thức (final invoice), Hóa đơn chiếu lệ (proforma invoice).

Là chứng từ liệt kê chi tiết hàng hóa trong kiện hàng, lô hàng. Nó được dùng để bổ sung cho hóa đơn thương mại khi mua bán các lô có nhiều chủng loại và phẩm chất khác nhau. Ví dụ như mua bán một lô quần áo các loại. Bản kê chi tiết được làm thành nhiều bản phục vụ thuận lợi cho việc kiểm tra hàng khi giao nhận.

Là chứng từ xác định phẩm chất hàng khi giao hàng và chứng minh hàng có phẩm chất phù hợp với các quy định trong hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người sản xuất cấp hoặc công ty giám định được các bên thỏa thuận trong hợp đồng cấp.

Là chứng từ xác định mặt lượng hàng thực giao và thường do công ty giám định cấp.

Số lượng giấy chứng nhận phẩm chất, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết, giấy chứng nhận khối lượng, giấy chứng nhận số lượng sẽ do các bên quy định cụ thể trong hợp đồng và thường bao gồm nhiều bản chính, được dùng vào mục đích khác nhau.

3.Các chứng từ vận tải

Chứng từ vận tải là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các chứng từ sau đây: Học chứng chỉ kế toán trưởng online

Vận đơn đường biển: là chứng từ do thuyền trưởng cấp trên cơ sở biên lai thuyền phó.

- Là bằng chứng nhận hàng để chở

Mặt trước của vận đơn ghi đầy đủ các thông tin về hàng hóa: Số lượng hàng, số lượng kiện, tình trạng các kiện hàng khi nhận, tên người gửi, tên người nhận hàng...

+ Là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa

Người cầm vận đơn gốc có quyền định đoạt hàng hóa: Nhận hàng từ tàu, bán lại hàng, cầm cố vay nợ.

+ Phân theo khả năng chuyển nhượng: Vận đơn đích danh, vận đơn vô danh, vận đơn theo lệnh. lập trình vba

+ Phân theo cách ghi chú trên vận đơn: Vận đơn hoàn hảo, vận đơn không hoàn hảo.

+ Phân theo thời gian chất xếp hàng lên tàu: Vận đơn đã bốc hàng, vận đơn nhận để xếp.

+ Căn cứ quá trình vận tải: Vận đơn đi thẳng, vận đơn chuyển tải, vận đơn liên hợp, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Theo cách xếp hàng: Vận đơn xếp hàng trên boong tàu.

Giấy gửi hàng đường biển: Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển, được dùng trong trường hợp hai bên quen thuộc với nhau và thường thanh toán bằng lối ghi sổ. Giấy gửi hàng đường biển được ký phát đích danh nên không thể chuyển nhượng được.

Vận đơn hàng không là chứng từ do cơ quan vận tải hàng không cấp cho người gửi hàng để xác nhận việc nhận hàng để chở. Vận đơn hàng không có 03 bản gốc và 6-11 bản sao đánh số từ 4-11:

+ Bản thứ nhất màu xanh lá cây do người gửi hàng ký tên được dùng cho người chuyên chở.

+ Bản thức hai màu hồng do người gửi hàng và người chuyên chở ký dùng cho người nhận hàng.

Nội dung của vận đơn gồm: Tên người gửi, tên người nhận, tên sân bay đi, tên sân bay đến, trị giá hàng, khối lượng hàng...

Vận đơn đường sắt là chứng từ do cơ quan đường sắt cấp cho người gửi hàng khi nhận hàng để chở. Vận đơn đường sắt đóng vai trò biên lai nhận hàng để chở, bằng chứng của hợp đồng chuyên chở.

Trong vận đơn đường sắt có ghi các nội dung: Tên, địa chỉ người gửi hàng, tên địa chỉ người nhận hàng, tên ga đi, ga đến, tên hàng, số lượng kiện, khối lượng hàng...

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương khi soạn thảo ký kết người ta thường phải quy định rất chặt chẽ: Tên chứng từ vận tải. số lượng bản gốc, nội dung ghi trên chứng từ vận tải và một số vấn đề khác.

4.Các chứng từ bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường có:

- Bảo hiểm đơn các hàm excel trong kế toán kho

Bảo hiểm đơn thường có các nội dung:

+ Các điều khoản chung quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên

+ Các điều khoản riêng biệt về đối tượng bảo hiểm: Tên hàng, số lượng hàng tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm...

Bảo hiểm đơn thường được sử dụng khi các bên ít quen biết, ít tin tưởng lẫn nhau, các bên không ký hợp đồng bảo hiểm dài hạn.

Là chứng từ bảo hiểm do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm theo hợp đồng dài hạn. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ gồm các điều khoản về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm...

Nguồn tổng hợp bài viết: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Mong bài viết về Chứng từ thanh toán trong thương mại quốc tế sẽ hữu ích với bạn!

Next Post Previous Post