Xin Ở Lại Đơn Vị Công Tác Khi Có Lệnh Luân Chuyển Có Được Không?

Xin chào công ty luật minh khuê tôi có một thắc mắc xin được tư vấn ạ : Hiên tại tôi đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập, thời gian công tác được 9 năm, giữ chức vụ kế toán trưởng liên tục trong 9 năm.

Và đơn vị tôi thay đổi tên đơn vị và loại hoạt động 3 lần lần gần đây nhất là 01/08/2024 chuyển đổi tên đơn vị và nhiệm vụ của đơn vị và tôi cũng có quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng theo tên đơn vị mới là từ 01/10/2024. đến nay có văn bản của cơ quan chủ quản đề nghị lập kế hoạch luân chuyển cán bộ, thủ trưởng đơn vị tôi có nói là chỉ duy nhất kế toán trưởng đủ điều kiện phải luân chuyển, nhưng do tình hình địa l& #253; và hoàn cảnh gia đình tôi muốn xin ở lại đơn vị công tác, vậy xin hỏi cần phải làm thủ tục như thế nào ạ tôi rất mong được hỗ trợ kịp thời!

- Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý;

- Kết luận 24-KL/TW về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2024 và những năm tiếp theo do Bộ Chính trị ban hành

- Hướng dẫn 15-HD/BTCTW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW và Kết luận 24-KL/TW do Ban Tổ chức Trung ương ban hành.

Việc định kỳ thay đổi vị trí việc làm của công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì chị chưa nêu rõ chị đang là viên chức hay công chức (cấp trưởng của tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.) tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào nên chưa thể cung cấp cho chị quy định chi tiết của cơ quan chủ quản về việc luân chuyển/điều động/định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Căn cứ thông tin chị cung cấp xin được chia ra hai trường hợp sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ-CP như sau:

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Căn cứ điều 5 nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định về nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác bao gồm:

Căn cứ vào quy định trên, công việc chị đang làm thuộc hoạt động quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán và chị đã công tác được 09 năm tại đơn vị nên thuộc ngành nghề phải định kỳ thay đổi vị trí công việc.

Tuy nhiên, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định các trường hợp chưa thực hiện định kỳ thay đổi như sau:

Và Điều 4 nghị định 158/2007/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ-CP như sau:

- Nếu chị thuộc các trường hợp chưa được thay đổi vị trí công tác theo Điều 6 (ví dụ: Đang mang thai, nuôi con dưới ba sáu tháng tuổi hoặc chữa bệnh hiểm nghèo hoặc được cử đi học,...) thì chị tạm thời chưa phải định kỳ thay đổi vị trí công tác.

- Nếu chị chỉ còn lại thời gian công tác dưới 18 tháng trước khi đến tuổi nghỉ hưu chị sẽ không thuộc trường hợp định kỳ thay đổi vị trí công tác

- Nếu trong hợp đồng làm việc chị đã ký với đơn vị sự nghiệp có quy định khác về việc thay đổi vị trí công tác không trái với quy định chung, phải căn cứ theo hợp đồng làm việc đã ký kết.

- Nếu việc chuyển đổi công tác không đúng với chuyên môn, nghiệp vụ chị đang làm hoặc đang phụ trách thì cũng không được tiến hành chuyển đổi.

- Nếu chị chứng minh được việc chuyển đổi này vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập chị, thì đây là hành vi cấm khi chuyển đổi công tác.

- Nếu chị không thuộc các trường hợp nêu trên thì phải thực hiện theo quy định của đơn vị về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

Khoản 2 Điều 2 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định:

Điều 12 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy định:

Điều 13 Quyết định 27/2003/NĐ-CP quy định:

Nghị quyết 11-NQ/TW quy định:

Nghị quyết 11-NQ/TW cũng quy định về nguyên tắc luân chuyển:

Tiểu mục 1 phần III của Hướng dẫn 15- HD/BTCTW quy định về luân chuyển cán bộ như sau:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Next Post Previous Post