Đơn Xin Thực Tập Tốt Nghiệp Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Đơn xin thực tập là loại giấy tờ rất cần thiết đối với những sinh viên năm cuối đại học. Đơn xin thực tập là loại giấy dùng để xin phép đơn vị cơ quan doanh nghiệp nào đó cho phép sinh viên tới công ty đó thực tập học hỏi kinh nghiệm làm việc. để vừa có kinh nghiệm đầu đời vừa để thu thập số liệu thông tin phục vụ cho đề án tốt nghiệp cuối khóa của sinh viên.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kính Gửi: Tên công ty bạn ứng tuyển

Tôi tên: Điền tên đầy đủ của bạn

Sinh viên trường: Tên trường bạn học

Khoa: Ghi tên khoa bạn học

Chuyên ngành: Ghi chuyên ngành bạn học

Hệ đào tạo: Chính quy thì ghi chính quy

Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ nhà bạn đang ở

SĐT liên lạc: Điền số điện thoại di động của bạn

Nay tôi làm đơn này để xin thực tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại đơn vị.

Đề tài xin thực tập: Ghi đề tài bạn đang nghiên cứu để làm khóa luận hoặc báo cáo thực tập

Thời gian thực tập: từ ngày/tháng/năm tới ngày/tháng/năm

Nếu được đơn vị tiếp nhận bố trí thực tập, tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau:

- Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập do đơn vị quy định;

- Luôn tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động, quy định đối với sinh viên thực tập, bảo mật thông tin, an toàn tài sản của đơn vị;

- Bồi hoàn các tổn thất, hưu hao tài sản do bản thân tự gây ra với đơn vị (nếu có)

- Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật những nội dung đã cam kết

Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đơn vị

Tôi xin chân thành cảm ơn

Chữ ký của khoa quản lý sinh viên

Sở dĩ sinh viên nào cũng phải đi thực tập là bởi vì chường trình bậc đại học muốn cho sinh viên tập làm quen với môi trường làm việc thật tại các cơ quan liên kết với trường, để sinh viên được học tập kinh nghiệm thực làm quen với nghề nghiệp văn hóa công sở để sinh viên không bị bỡ ngỡ khi bước vào trường đời. Bên cạnh đó đi thực tập cũng là cách để sinh viên có cơ hội được áp dụng kiến thức đã được học ở trong Trường.

Thời gian thực tập có thể 1 tháng hoặc dài hơn khoảng 2, 3 tháng tùy vào yêu cầu của từng trường và đặc thù của từng ngành nghề, sau qua trình thực tập các sinh viên cần có báo cáo kết quả thực tập do mình tự tổng kết đồng thời phải xin giấy nhận xét từ doanh nghiệp để mang bản báo cáo này về trường hoàn tất thủ tục tốt nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ giúp sinh viên hoàn tất khóa luận tốt nghiệp, làm thủ tục, hồ sơ ra trường.

Thật sự khi ra trường rồi rất khó có thể xin được công việc đúng nghề mình học. Thật sự rất khó nhất là với người chưa có kinh nghiệm. Đó là lý do bạn cần tham gia khóa thực tập do trường sắp xếp để tích lũy những kinh nghiệm đầu đời vô cùng quan trọng này. Thực tập thực sự cần thiết khi bạn là người chưa có bất cứ kinh nghiệm nào. Chính thời gian bạn đi thực tập sẽ là kinh nghiệm cho bạn ghi vào CV để sau này ứng tuyển tại những cơ quan bạn mong muốn.

Khi đi thực tập, bạn sẽ thấy những gì được học chỉ là lý thuyết chỉ là sách vở, bởi vì bạn sẽ được va vấp trải nghiệm với những công việc thật sự, những khó khăn thách thức thực sự. Do đó việc quan sát học hỏi thêm là rất quan trọng. Bởi chỉ có quan sát xem đồng nghiệp của bạn làm những gì, học cách họ làm việc, cách họ giao tiếp, cách họ ứng xử để trau dồi thêm kỹ năng thực tế thiết thực cho mình. Bạn phải biết mình là nhân viên mới, không biN 71;t gì về công việc còn đồng nghiệp của bạn thì không rảnh để giải thích mọi thứ từng tí một cho bạn được, do đó bạn bắt buộc phải quan sát để học hỏi, bạn phải là người chủ động hơn cả.

Dù thực tế thế nào, thuận lợi hay khó khăn bạn hãy học cách chấp nhận nó vì bạn đang đi làm sắm vai người lao động chứ không còn là sinh viên trên giảng đường. Cuộc đời đôi lúc khó khăn chứ không còn màu hồng như trên sách báo. Các mối quan hệ giữa nhân viên và sếp, giữa đồng nghiệp với nhau luôn nảy sinh không ít vấn đề và khúc mắc chứ không còn bình đẳng hay dễ dàng như quan hệ bạn bè trên giảng đường. Bạn phải sẵn sàng chịu đựng các m̔ 9;i quan hệ ấy và tìm cách hóa giải.

Bạn cũng có thể gặp những chuyện không vui trong thời gian thực tập của mình, đó sẽ là điều ngăn cản cho quá trình thực tập của bạn, hoặc chỉ đơn giản là bạn bị mọi người xa lánh. Khi ấy hãy nhớ mình chỉ là một thực tập sinh và mình vẫn phải duy trì thái độ tốt để cảm hóa họ. Vì nhiều khi người ta quan trọng thái độ hơn cả trình độ.

Bí quyết để trở nên nổi bật là hãy hoàn thành công việc của mình thật xuất sắc. Sau đó hãy yêu cầu nhiều hơn để họ giao việc cho mình. Hãy làm tất cả những việc có thể một cách nhanh chóng và chính xác. Thậm chí nếu được giao cho những công việc lặt vặt như sắp xếp giấy tờ, các thứ linh tinh vụt vặt như pha trà rót nước thì cũng đừng nản, hãy làm hết những gì có thể và bạn sẽ có được thiện cảm của người đi trước tại công ty bạn thực t ập.

Hãy làm việc thật chuyên nghiệp từ những công việc nhỏ nhặt nhất. Từ cách ăn mặc thật đậm chất công sở đến tác phong làm việc, chấp hành các nội quy của cơ quan thực tập... Hãy luôn là người đúng giờ. Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần ôn lại kiến thức chuyên ngành rồi tìm cách áp dụng chúng trong thời gian thực tập. Bên cạnh đó hãy rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Quan trọng hơn cả, hãy tận dụng thời gian thực tập này để chịu kh& #243; học hỏi, công việc, giao tiếp nhiều có duyên và đặc biệt là phải ứng xử thật đẹp nơi công sở.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi đi thực tập đó là tìm cách áp dụng những kiến thức học được trong trường để giải quyết các chuyên môn trong công việc, học hỏi các kỹ năng cần thiết, tác phong làm việc làm quen với văn hóa công sở làm quen cách mọi người giao tiếp ứng xử. Đừng ngại để lộ ra điểm yếu của mình, hãy phô ra tất cả con người bạn, những kiến thức còn thiếu, hãy chủ động học hỏi các anh chị đồng nghiêp hay người quản lý trực tiếp.

Tập làm quen với cách giải quyết, xử lý công việc khó của cấp trên, làm việc nhóm phải thành thục, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch, chủ động ghi chép lại điều mới mẻ nếu tính bạn hay quên, và nhớ hãy tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp của mình.

Nếu bạn nhờ vả ai đó chỉ dạy thì đừng quên nói lời cám ơn họ. Lời nói không mất tiền bạn hãy nói sao cho vừa lòng anh chị đồng nghiệp. Khi bạn được hỗ trợ về lĩnh vực nào đó, hãy chân thành nói lời cảm ơn tới anh em đồng nghiệp, nhưng cảm ơn cần đúng mực tránh bị hiểu nhầm là giả tạo.

Sau quá trình thực tập, sinh viên phần nào làm quen với môi trường công sở có vốn kinh nghiệm đầu đời để vững tin hơn khi ứng tuyển công việc trong tương lai.

Next Post Previous Post