Hướng Dẫn Cách Viết Cv Xin Việc Ấn Tượng Và Thuyết Phục

Viết CV là cả một nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Một bản CV có lối viết thông minh, sắc sảo dễ dàng khiến nhà tuyển dụng bị ấn tượng và thuyết phục.

Cách viết CV ấn tượng, độc đáo Cách viết CV xin việc phần thông tin cá nhân

Cách viết CV xin việc phần thông tin cá nhân cần điền đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại. Nhà tuyển dụng sẽ liên lạc qua thông tin này nếu bạn trúng tuyển.

  • Địa chỉ email cần rõ ràng họ tên. Ví dụ: ngocdao@gmail.com.
  • Ảnh chân dung rõ ràng, nghiêm túc, ưa nhìn và chuyên nghiệp.

  • Sử dụng những email mang hơi hướng teencode. Ví dụ: meocondethuong@gmail.com; nkocxjnh@gmail.com.
  • Dùng ảnh selfie, ảnh lookbook, ảnh không rõ mặt, ảnh quá nhí nhảnh.
Cách viết CV xin việc phần mục tiêu nghề nghiệp

Để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn thì mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu. Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện ý chí, sự quyết tâm, khả năng thăng tiến của bạn trong công việc, khẳng định bạn là người nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Cách viết CV xin việc trong mục này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chú ý các điều sau:

  • Viết rõ trong CV vị trí bạn muốn ứng tuyển, nêu rõ những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty khi ở vị trí này.
  • Mục tiêu cần ngắn gọn, cụ thể và hướng tới công ty đang ứng tuyển.

  • Copy mục tiêu nghề nghiệp trôi nổi trên mạng. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người không trung thực, lười biếng khi không chịu lao động trí óc.
  • Mục tiêu không chi tiết, rõ ràng. Ví dụ: Mong muốn được trở thành một BTV của tòa soạn vì môi trường làm việc năng động, sáng tạo...

  • Ghi thành tích học tập trong bản CV của bạn.
  • Thêm các khóa học kĩ năng mà bạn đã từng tham gia.
  • Viết trong CV quá trình học tập từ mới nhất đến cũ nhất.

  • Ghi thông tin trường cấp 1 và cấp 2 vào CV.
  • Ghi các điểm thời gian học vấn từ xa đến gần. Ví dụ:

2001 - 2005: Tiểu học A

2005 - 2010: THCS A

2024 - 2024: Sinh viên.

2024 - 2024: Nhân viên văn phòng

Cách viết CV phần kinh nghiệm làm việc

Trong phần này, cách viết CV xin việc sẽ ấn tượng và thuyết phục hơn khi bạn ghi rõ chức danh, công ty bạn từng làm việc, thời gian làm việc bao lâu, nhiệm vụ cụ thể của bạn ở mỗi vị trí. Công việc đó mang lại cho bạn những gì? Ví dụ: Nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ, mở rộng con đường thăng tiến, mang lại nguồn thu nhập tốt hơn.

  • Mô tả quá trình làm việc đúng thực tế, đầy đủ thông tin chi tiết, rõ ràng, mạch lạc.
  • Bắt đầu từ vị trí công việc bạn làm, tên công ty, địa chỉ, thời gian đã làm việc tại đó từ mới nhất đến cũ nhất.
  • Trình bày nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm công việc của bạn ở vị trí đó.
  • Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm do là sinh viên mới ra trường thì hãy điền các công việc đã tham gia trong quá trình học tập như nơi thực tập, nghiên cứu khoa học, việc làm thêm...
  • Các thành tựu đạt được.

  • Viết CV quá dài, quá chi tiết, lan man. Ví dụ: Photo tài liệu, rót nước, pha trà...
Cách viết CV phần kinh nghiệm làm việc Cách viết CV mục hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa sẽ làm đẹp cho CV của bạn, chứng tỏ bạn không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn rất năng nổ trong các hoạt động xã hội.

  • Nêu các chương trình ngoại khóa uy tín như tham gia CLB học đàn, vẽ tranh, thể thao, từ thiện hoặc làm CTV cho các báo tuổi teen.
  • Nêu các sự kiện bạn tham gia tổ chức cho cộng đồng như lễ hội Halloween, chương trình nghệ thuật chào mừng 20/11.
  • Viết vào vị trí bạn làm trong mỗi sự kiện đó là một trong những cách viết CV xin việc hiệu quả để thu hút nhà tuyển dụng.

Đề cập chủ yếu đến những hoạt động giải trí theo sở thích mang tính cá nhân, mà nên đề cập nhiều đến những hoạt động ngoại khóa giúp ích cho cộng đồng.

Cách viết CV xin việc phần kĩ năng

Kĩ năng cũng là một điểm quan trọng để nhà tuyển dụng quyết đinh nhận bạn hay không. Bởi hiện nay, kĩ năng chính là một yếu tố để có thể thành công trong công việc.

  • Chọn lọc, viết vào CV những kĩ năng bạn làm tốt nhất thay vì ghi những kĩ năng chung chung.
  • Có bằng chứng cho những kĩ năng bạn ghi. Ví dụ giấy chứng nhận, người bảo trợ uy tín.

Ghi những kĩ năng quá rộng, mơ hồ. Ví dụ: có kĩ năng làm việc nhóm, điều hành nhóm, kĩ năng thiết kế...

Tiêu đề

Tiêu đề để cỡ chữ 16, căn giữa, in hoa và bôi đậm. Hãy làm nổi bật tiêu đề CV của bạn vì đây chính là vị trí mà nhà tuyển dụng nhìn vào và có ấn tượng đầu tiên.

Cách căn chỉnh lề, Font chữ cho CV

  • Sử dụng font chữ thông dụng nhất thế giới như Times New Romen, Tahoma, Arial.
  • Các đoạn khác trong CV trừ tiêu đề lớn và tiêu đề nhỏ ra thì dùng cỡ chữ 12 - 13.
  • Tránh gạch chân, kẻ bảng, dùng kí tự lạ trong CV của bạn.
  • Liệt kê thông tin ra từng phần dưới dạng bullet, tránh "viết văn" một cách dài dòng trong CV của bạn.
  • Thông tin giống nhau cần đặt gần nhau dựa vào nguyên tắc giãn cách dòng Gestalt. Ví dụ mục hoạt động ngoại khóa nên đặt xa mục kĩ năng để CV nhìn rõ ràng, đẹp mắt. Còn các hoạt động trong phần ngoại khóa thì đặt sát nhau.
Thiết kế chuyên nghiệp và hiện đại

  • Nếu bạn không học các chuyên ngành sáng tạo thì đừng cố thiết kế CV quá lạ và quá khác biệt, không cẩn thận thì CV của bạn dễ dàng biến thành mớ hỗn độn. Hãy biết cân bằng màu sắc, bố cục sao cho dễ nhìn để làm "mát mắt" người xem.
  • Kiểm tra lại chính tả trước khi gửi CV. Bởi một lỗi nhỏ chính tả cũng khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Nếu bạn chưa biết tạo CV hãy tham khảo những website tạo CV xin việc trực tuyến tốt nhất hiện nay để có được một bản CV xin việc thật ấn tượng, độc đáo, thuyết phục nhà tuyển dụng.

Next Post Previous Post